Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - VỀ MỘT MÔN HỌC MÀ THẦY KHÔNG MUỐN DẠY VÀ TRÒ KHỌNG MUỐN HỌC

Wednesday, February 12, 202510:17 AM(View: 760)
GS. Nguyễn Văn Lục - VỀ MỘT MÔN HỌC MÀ THẦY KHÔNG MUỐN DẠY VÀ TRÒ KHỌNG MUỐN HỌC



VỀ MỘT MÔN HỌC MÀ THẦY KHÔNG MUỐN DẠY

VÀ TRÒ KHÔNG MUỐN HỌC


Nguyễn văn Lục

 Luc_Thầy NGUYỄN VĂN LỤC 2


Tôi đã dụng tâm lấy lại tựa đề bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung đăng trên tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, 13.11.1988 làm tựa đề cho bài viết của mình. Ít ai làm như thế, vì thiếu gì tựa đề. Dụng tâm đó có thể là muốn nhắc lại, như ghi nhớ một người
đàn anh cũ, nhưng cũng đồng thời muốn nói cho mọi người, nói cho độc giả đọc bài này thấy rằng: Cái tựa đề đó hay quá, súc tích và đủ nghĩa, muốn chê cũng không được.

Vì thế, phần đầu bài viết của tôi chỉ cố gắng triển khai cái tựa đề của Lý Chánh Trung mà không đụng tới nội dung bài viết. 

Ông Lý Chánh Trung, mặc dầu dân du học Pháp nhưng gốc gác vốn dân Vĩnh Bình, còn gọi là Trà Vinh, thuộc miền Tây. Ông bảo, về đến Vĩnh Bình là như chui vào cái rọ: tới nữa là lọt xuống biển, sang hai bên thì đụng hai cửa sông Cửu 
Long. Ông là dân miệt vườn, chữ nghĩa tuy có đầy mình nhưng cách diễn tả vẫn là dân ruộng, có sao nói dzậy. Ông nói: một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học.

Đối với ông cũng như đối với dân ruộng, nói dzậy là đủ rồi. Qua không muốn nói nữa. Đủ rồi là không cần nói nữa, nói nữa là thừa. Nói nữa là qua nổi quạu. 

Đã không nói nữa thì ta thử xem, tựa đề đó muốn nói cái gì?

 Có đời nhà ai, có cái môn học kỳ quái gì mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học? Thường thì chỉ có trò không muốn học. Điều đó hiểu được đối với những tên học trò lười. Nhưng học trò giỏi, học trò chăm thì vẫn muốn học.

 Nhưng chữ trò ở đây, ông thầy muốn ám chỉ tất cả mọi trò, không trừ đứa nào. Đứa dốt không muốn học đã đành, đứa giỏi cũng không muốn. Đứa nhà quê, đứa ở tỉnh, đứa trong Nam, đứa ngoài Bắc, đứa học năm nay, đứa năm tới sắp lên, đứa thế hệ hôm nay, đứa thế hệ ngày mai… Tất tần tật. Tất cả các trò, bất kể lứa tuổi, bất kể trai gái đều không muốn học.

 Chúng đồng lòng bảo nhau không muốn học. 

Trò đã không muốn học, đến thầy cũng không muốn dạy là cớ làm sao? Ai đã từng đi dạy học đều ôm lấy nghề, ấp ủ môn mình dạy như đứa con tinh thần. Nghề dạy nó chỉ cao quý ở chỗ ấy, chỗ muốn truyền đạt, muốn để lại di sản tinh thần cho những thế hệ đàn em. Nhưng chính ông thầy không muốn dạy thì còn gì là giáo dục?

 Không thể có một nền giáo dục chân chính khi không có thầy, hay có thầy mà thầy không muốn dạy.

 Không thể nói tới một nền giáo dục hay một môn học mà cả người đi dạy và người đi học đều không muốn nhìn nhận nó. 

Mà khi thầy không muốn dạy và trò không muốn học có nghĩa là những người lớn, những đàn anh, những cha mẹ, những cô dì chú bác, những bạn bè, những họ hàng, những láng giềng đều đã có thời chui qua cái ngưỡng cửa hẹp của môn học đó rồi. Họ đều đã có thời không muốn học.

 Và ngay cả những kẻ cầm quyền, những kẻ đang hò hét ở bên trên bắt người khác phải học cái môn học đó, cũng đã một thời cố thu nhỏ mình lại để có thể chui lọt qua cái lỗ nhỏ của môn học ấy.

 Họ cũng đã cố nhồi nhét cho xong, trợn mắt trợn mũi nuốt cho bằng được chữ nghĩa của môn đó, ê a tụng như tụng kinh cứu khổ. Họ học mà không tin, biết nó tào lao, nhưng vẫn học. 

Nói cho cùng, té ra cả nước đều không ai muốn học. 

Nhưng nếu không muốn dạy mà vẫn phải dạy, không muốn học mà vẫn phải học thì cớ sự sẽ ra làm sao? Còn làm sao nữa, chết cả nước! Hậu quả không lường hết được. Nào ta thử xem.

Thầy không muốn nói cứ phải nói trở thành giả dối, nói điều không thật, nói một đằng nghĩ một nẻo, hay nói xuôi, nói ngược, nói lắt léo.

Thầy lúc đó đánh mất phẩm cách, tự hạ giá mình.

Thầy phải đóng kịch giả bộ như tin tưởng vào điều mình muốn nói, giả bộ khen lấy được. Đóng kịch như thế thầy không còn là thầy, thầy không phải là người mà hóa ra ngợm.

Trò không muốn học mà vẫn cứ phải học hóa ra đầu óc trở thành trì trệ, u tối, nói sảng hay học vẹt. Mất sáng kiến, mất sáng tạo, thiếu óc phê bình, thiếu tinh thần cầu học, thiếu óc tìm tòi.

Thà đừng học, nói cho cùng là càng học càng ngu.

 Cứ nhân bội số lên cả nước thì sẽ có một dân tộc đầu óc trì trệ, xuẩn động. Một dân tộc có tinh thần nô lệ, bảo thủ, giáo điều cản trở mọi xu hướng canh tân, mọi đà phát triển. Nếu cả nước đều đóng kịch thì cả nước sẽ làm thành một vở kịch.

 Cả nước đóng kịch cho nên bộ môn kịch nước ta coi như không khá được. Trước đây còn miền Nam, trụ sở nhà hát lớn đổi thành trụ sở Quốc hội. Trước thì nghệ sĩ trình diễn, nay có các dân biểu trình diễn thay thế họ. Đã thế thì cần gì phải đi coi kịch nữa. 


* Và đây là một vài kết quả để chúng ta cùng nhau suy nghĩ về hậu quả của nền giáo dục của đất nước chúng ta. 

Báo Tuổi Trẻ, ngày 21.08.1993 đã báo động về nguy cơ hụt hẫng nghiêm trọng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao. Dân chúng nghi ngờ các bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ ở Việt Nam như ông H.N.H, một người đỗ tiến sĩ ở Liên Xô về đã nói đại ý:

«Dắt con bò sang Liên Xô về cũng đậu tiến sĩ». Nói quá đáng chăng? (Trích Nhìn lại những chặng đường đã qua, Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Nam Sơn, Montréal, 1989). 

Vì thế, người ta trù liệu ở Việt Nam đến năm 2010 có khoảng 35 ngàn tiến sĩ 62 ngàn thạc sĩ. Con số kể là lớn, đáng nể, nhưng chỉ tội là có đến 75% các ông bà có bằng tiến sĩ đó không giảng dạy mà lại đi làm cho các cơ quan công quyền. Theo Viện Thông tin Khoa học Philadelphia, từ 1998 đến 2002, Việt Nam có công bố gần 1500 công trình khoa học tự nhiên, nghĩa là cứ 200 người làm công trình khoa học ở Việt Nam, chỉ có hơn một người có công trình nghiên cứu (0,3 ở Mã Lai, tức cứ ba người làm công tác khoa học, có một người có công trình. Ở Đại Hàn, riêng năm 2001, có đến 43.000 bằng sáng chế).

Đã thế, có vị có bằng tiến sĩ về sinh vật, nhưng lại viết hằng trăm bài về những đề tài chẳng có liên quan gì đến ngành học của ông cả (trích «Cái danh và cái thực của Giáo sư, Phó Giáo sư ở Việt Nam», tác giả Nguyễn Thế, talawas, 16.11.2004). 

Đã đến lúc, cần quy định rõ ràng như ở Mỹ, Publish hay Perish, hoặc là công bố công trình nghiên cứu hay xé bỏ văn bằng như tấm giấy lộn. Ở nước người, sau ba năm cầm cái bằng tiến sĩ về treo ở phòng khách mà không dùng để làm gì, không có công trình cũng không có giảng dạy thì nếu có tư cách, nên tước bỏ cái danh đó đi.

Đó chỉ là một thứ tiến sĩ giấy giống như những ông cửu phẩm, bát phẩm thời xưa thôi. 

Về phía học trò, dưới đây, xin ghi lại một vài câu trả lời theo lối học vẹt, trả lời ngô nghê đến như... vô học. 

«Năm 1963, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Cao Kỳ, cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm đã đi đến thành công tốt đẹp.» 

«Đến rạng sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, quân và dân ta hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ và tay sai đầu hàng với một số đã rút về nước và một số đã trúng vào mũi tên đã tẩm thuốc độc đã hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam ta.» 

«Nhiệm vụ của cụ Phan Chu Trinh là đứng ra thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo các tổ chức của phong trào quần chúng thay đổi về nền kinh tế theo lối tư bản chủ nghĩa.» (Sách đã dẫn, trang 430.) 

Ngay từ những năm sau Hiệp định Genève, tháng 10 năm 1956, nghĩa là 3 tháng sau khi Đảng nhìn nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, giáo sư trường Đại học Văn khoa, Hà Nội đã đọc một bài tham luận: «Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo», nhằm vạch ra những sai lầm trong sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Cũng vì bài diễn văn này, ông đã mất chức giáo sư đại học và sống cuộc đời còn lại trong túng thiếu và bị bỏ rơi. Năm 1991, nhân được dịp sang Pháp, ông đã đưa cho nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris in và phát hành cuốn sách tự thuật của mình: cuốn L’ excommunié (Kẻ bị khai trừ). 

Kể từ lúc ông thầy cho đăng trên nhật trình cái bài báo quái đản: «Một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học» đến nay đã gần
40 năm. Mặc dầu có chính sách cởi trói cho khoa học xã hội, mặc dầu đất nước đã có những thay đổi lớn lao về mặt kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường với những quy luật của nó, cái môn học đó vẫn ngồi lì ra đó. 

Mới đây, không phải vô tình mà là có chủ đích, trên trang hai của số báo Đi Tới, số 82 bộ mới, năm 2005,
cho in ba bức hình và một thông cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông cáo nói về việc thi cử, trong đó thí sinh tốt nghiệp phải thi các môn là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ba bức hình đó muốn nói lên điều gì? Và nhất là cái thông cáo về thi cử? Muốn hiểu rõ điều này, có lẽ cần đi lại từ đầu. 

Bài học 30 tháng Tư ở Việt Nam, chúng ta chẳng những không triệt hạ bức tường ô nhục mà còn dựng thêm nhiều bức tường ô nhục khác. Ô nhục kẻ thắng, người thua. Ô nhục với đủ những tên gọi như: Bọn tay sai, bọn ngụy quân, ngụy quyền, bọn lính đánh thuê, bọn Mỹ ngụy. Bọn tay sai văn hoá đồi trụy. Đến có thể nói: Xoá trắng hàng loạt cuộc đời và sự nghiệp (chữ của Phạm Thị Hoài).

Miền Nam không phải mất một chính quyền, mà mất tất cả. Con người không có chỗ mà về, kẻ chết không có chỗ an nghỉ. Đến nỗi hàng triệu người sau giải phóng đã phải bỏ nước ra đi. 

Hình ảnh thứ hai cho thấy tự nó nói đủ về cái chết của chủ nghĩa Mác-Lê. Các nước được gọi là tư bản thì nay không còn sợ cái bóng ma của Mác nữa. Các nước Đông Âu và nhất là Nga Sô nay đã đồng loạt từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, rồi cộng sản chủ nghĩa.

Nhưng những người lãnh đạo Đảng cộng sản VN vẫn gióng lên ngọn cờ «tiến lên chủ nghĩa xã hội», vẫn cố tình áp đặt cái chủ nghĩa đã lỗi thời, đã phá sản, đã bị nguyền rủa, đã bị tẩy chay ngay từ các nước cộng sản Đông Âu.

 «Chính Đảng cộng sản và các người cầm đầu kể từ Hồ Chí Minh đã là nguyên nhân cho không biết bao nhiêu sai lầm, di lụy đến số phận dân tộc, đất nước. Di lụy đó kể từ chính sách cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, cải tạo tư sản, đấu tố, chỉnh huấn, Nhân Văn Giai phẩm, chống xét lại.» (Trích Lữ Phương: «Lại một bóng ma của Mác», talawas, 16.4.2005). 

Vì đánh mất cơ hội, họ lấn sâu thêm một lần nữa vào những sai lầm đáng nhẽ có thể tránh được sau 20 năm sai lầm ở miền Bắc.

Nay thì có những sai lầm với những tên gọi mới: Chính sách đi vùng kinh tế mới, chính sách bần cùng hoá toàn bộ dân chúng miền Nam bằng đổi tiền, đánh tư sản mại bản, đánh tàn dư văn hoá Mỹ ngụy và nhất là chính sách học tập cải tạo đối với quân nhân và công chức miền Nam.

 Đất nước Việt Nam thống nhất, một lần nữa chìm đắm trong những hận oán, trả thù đã quẳng hàng triệu người ra biển theo chính sách «con bò sữa thuyền nhân».

 Sau 30 năm, chưa hề có một ngày vui. Chưa hề có một lời xin lỗi và chúng ta đòi hỏi cái tối thiểu là một lời xin lỗi đối với dân miền Nam. 

Xin lỗi tất cả không trừ. 

Xin lỗi những người làm ăn buôn bán vì bị tước đoạt tài sản, nhà cửa, tiền bạc. Truất hữu, chiếm đoạt tài sản của hằng trăm ngàn người, phải gọi tên nó là gì?

Xin lỗi những nhà văn, những nhà trí thức vì bị sỉ nhục, mất cái quyền được phát biểu, được viết.

Xin lỗi những sĩ quan, công chức đi học tập cải tạo chỉ vì khác chiến tuyến, chỉ vì thua và thắng, bất chấp luật lệ, giam giữ vô hạn định.

Xin lỗi vợ con những người đi học tập, vì đã chia cắt, xa lìa vợ chồng con cái, làm đổ nát tan vỡ không biết bao nhiêu gia đình. Xin lỗi những người lính đã nằm xuống như tử sĩ ở nghĩa trang Biên Hoà vì không được mồ yên mả đẹp.

Xin lỗi tuổi trẻ vì đã đánh mất tương lai, lẽ sống của họ vào những chủ nghĩa giáo điều áp đặt. Không muốn dạy mà phải dạy, không muốn học mà phải học.

 Xin lỗi cả nước vì bao nhiêu năm đã làm cả nước buồn. Trước giải phóng, người dân miền Nam cùng lắm chỉ biết lo. Sau giải phóng, chưa có một ngày vui, người dân chỉ thấy buồn. Nỗi buồn đó lan khắp phố phường, từ ngoài ngõ đến trong nhà, rồi thâm nhập vào tâm hồn mỗi người.

Cái cảnh mà Trần Dần đã từng ghi lại:

Tôi bước đi

không thấy phố

không thấy nhà.

Chỉ thấy mưa sa

trên mầu cờ đỏ.


Tuệ Sĩ cũng ghi lại cùng một cảm nghiệm như thế :

Phố trưa nắng đỏ cờ hồng 
Sầu trên thế kỷ điêu linh. 
Giấc mơ hoang đảo thu hình tịch liêu 
Hận thù sôi giữa nắng chiều 
Sông tràn núi lở nước triều mênh mông 
Khói mù lấp kín trời Đông 
Trời ơi tóc trắng rũ lòng quê cha 
Con đi xào xạc tiếng gà 
Đêm đêm trông bóng Thiên hà buồn tênh.


Cũng xin ghi lại đây cảm nhận của một người xa quê hương, sau 13 năm du học
và làm việc tại Đức, trở về thăm quê nhà vào năm 1977:

«Trở về Huế sau mười mấy năm xa cách, tôi đã gặp lại một Huế thật là – người Huế thường chỉ tình trạng này bằng bốn chữ ‘xanh xương mét máu’ - một Huế đang giật mình, một Huế đang run sợ kinh hãi cho ngày mai, bên cạnh một Huế rất nghèo, rất khổ. Đi trên đường phố, ít ai ngẩng đầu lên, có trao đổi một nụ cười với ai thì nỗi gượng gạo nơi người ấy đã ngăn vành môi bên kia không cho cười hết miệng. Huế 1977 mà tôi gặp lại là một Huế lơ đãng, sầu hận và nghi ngờ, một Huế bị phá sản hết mọi thiết tha.» (Thái Kim Lan, «Một niềm vui. Một giọt nước mắt», 1977). 

Xin lỗi chính họ vì sự mù quáng, dốt nát của họ đã làm cả nước khốn khổ. 

Lẽ dĩ nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi. Họ cũng chẳng tự khúm núm để xin lỗi chính mình. Nhưng tôi vẫn cứ đòi. Đòi hôm nay. Không được. Mai đòi nữa.

Không xin lỗi, cho nên không lạ gì, sau 30 năm, người miền Nam vẫn không quên và hiện nay vẫn chưa hàn gắn được những vết thương cũ.

Vì thế, đất nước chỉ thống nhất về mặt địa lý, nhưng lòng người vẫn chưa thực sự thống nhất. 

Hình ảnh thứ ba: Hình ảnh một thanh niên Âu Châu trên chiếc áo T-Shirt với câu: Good bye Lenin. Thế hệ thanh niên, thế hệ tương lai của các dân tộc trên toàn thế giới giã từ cái chủ ngĩa Mác-Lê để lên đường. Điều đó cũng muốn nhắn nhủ, hay mong mỏi, hay ước mơ, hay cầu vọng tuổi trẻ Việt Nam cũng có cơ may giã từ cái chủ nghĩa ấy để cùng với thanh niên thế giới, để có cơ hội xây dựng một đất nước Việt Nam chẳng những thanh bình, thịnh vượng mà còn Nam Bắc một nhà. 

Ba hình ảnh đó tóm gọn cái kết thúc của một thứ chủ nghĩa nay xét ra không còn thích hợp nữa và mở ra một viễn tượng tương lai con người bước vào một kỷ nguyên mới. 

Nhưng, tiếp ngay sau đó đến ngỡ ngàng,
cái bản thông cáo ra ngày 22.12.2004 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo như sau: 

Hai phương án thi tốt nghiệp đại học các môn Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 

Bộ Giáo dục Đào tạo vừa đưa ra 2 phương án cho các trường Đại học, CĐ áp dụng tại kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Theo đó, sinh viên các Đại học, Học viện, các trường Đại học, CĐ hệ chính quy nếu đủ điều kiện quy định theo quy chế phải thi cuối khóa các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được cấu trúc thành 3 học phần. 

Các trường có thể chọn một trong hai phương án: 

Thứ nhất :

  • ·        Triết học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học
  • ·        Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • ·        Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ hai:

  • ·        Triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • ·        Chủ nghĩa xã hội khoa học

Một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học. 

Tác giả Hoàng Tùng, với bài tham luận «Thời đại mới, tư tưởng mới» đã đề ra những hướng thay đổi chủ nghĩa xã hội cho kịp thời đại mới, nhưng vẫn khăng khăng cho rằng cho đến nay

 «chưa có học thuyết nào hơn hẳn học thuyết Marx trong việc thay thế chủ nghĩa tư bản để xây dựng tương lai con người.» (trích Lữ Phương, bài đã dẫn). Nhưng bằng vào cái ý hướng muốn cải sửa chủ nghĩa Mác của một số người trong Đảng, người ta vẫn hy vọng Đại hội 10 đem lại một chút ánh sáng mới vào đêm trường tối tăm của cái chủ nghĩa ấy. 

Trong bài viết của mình, ông
Lý Chánh Trung cho rằng vào năm 1975, ông Phạm Như Cương, Viện trưởng Viện Triết học có cho rằng cần mở thêm một khoa triết học đầy đủ ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đã 30 năm rồi, lời hứa của ông Phạm Như Cương vẫn chưa thực hiện nổi. Ông  Lý Chánh Trung viết: 

«Chúng tôi nghĩ không phải chỉ học triết học trước Mác, mà còn học cả triết học sau Mác... ngay cả cái triết học mà chúng ta đã phê phán rất nhiều như triết học hiện sinh thì nó cũng có những phần tích cực của nó. Một anh học trò cũ của tôi, đã thoát ly đi kháng chiến năm 1968, sau đó khi ra Hà Nội thì mấy anh có hỏi: tại sao anh lại đi theo cách mạng, động cơ nào thúc đẩy anh đến với cách mạng? Anh học trò trả lời rằng do triết học hiện sinh, chính vì triết học hiện sinh mà tôi đi theo cách mạng.» 

Câu trả lời thật trớ trêu, nhưng vẫn là sự thật.

Và câu kết luận đầy đủ và ý nghĩa nhất vẫn là câu nói của TT. Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói. Mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.”

Amen.

 


 

 

Wednesday, March 26, 2025(View: 94)
Kỷ niệm 50 năm ngày mất miền Nam, thay vì nguyền rủa bóng tối, tôi an ủi thân phận mình vẫn còn chút gì và bằng lòng về những điều ấy cho riêng mình
Monday, March 24, 2025(View: 116)
Thẩm thấu lời dạy của Đức Phật, sau thời gian kiên trì tu tập, hành giả nhận ra bản thể của Ngũ uẩn không thực chất tánh, nó vô thường, biến dịch, vô ngã.
Friday, February 28, 2025(View: 406)
Đúng nữa thế kỷ sau tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của VNCH lịch sử đã lặp lại với việc Mỹ bỏ rơi đồng mịnh Ukraine trong những tháng đầu tiên nhậm chức
Saturday, February 22, 2025(View: 552)
Dục, Cần, Tâm, Quán được gọi là Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần túc, vì đây là bốn phương tiện giúp hành giả đắc được các tầng thiền Định, như ý muốn.
Monday, February 10, 2025(View: 900)
Đọc lại lịch sử đau buồn của nước Pháp qua nỗi đau, nỗi nhục của Pétain và De Gaulle, ta như thể đọc lịch sử Việt Nam trong thời gian gần đây.
Thursday, February 6, 2025(View: 1859)
Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có
Saturday, January 11, 2025(View: 1109)
Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo một thảm trạng của miền Nam, cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ Chủ quyền Độc Lập Quốc Gia,
Saturday, January 4, 2025(View: 1396)
Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 ...
Tuesday, December 24, 2024(View: 2670)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
Tuesday, October 29, 2024(View: 2137)
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực. Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?
Thursday, October 17, 2024(View: 1520)
Số phận dân miền Nam nay tùy thuộc họ. Lúc đầu họ đến với những hào quang, lòng kính phục, lúc họ đi chỉ còn là cay đắng và miệt thị.
Friday, October 4, 2024(View: 1349)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Sunday, September 22, 2024(View: 3883)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 1926)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 2024(View: 1528)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Saturday, September 7, 2024(View: 2159)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Sunday, August 25, 2024(View: 3053)
Quả thực, Francoise Sagan là một hiện tượng văn học phổ biến một cách rộng rãi ở miền Nam. Sagan có lối viết thật ngắn, gọn.
Friday, August 23, 2024(View: 3249)
Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng
Tuesday, August 20, 2024(View: 1622)
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Wednesday, August 7, 2024(View: 4607)
Với tôn chỉ Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trong 21 năm tồn tại đã đào tạo những công dân Việt Nam hoàn thiện
Wednesday, August 7, 2024(View: 3447)
Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
Tuesday, July 30, 2024(View: 3336)
Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự thật mới chính là sự thật được phơi bầy.
Saturday, July 13, 2024(View: 1931)
Tóm lại, Quán Thân như lời Phật dạy thì có 6 đề mục để quán như đã nêu ở trên. Hành giả có thể thực hành thiền Quán bất cứ lúc nào trong ngày.
Tuesday, July 2, 2024(View: 2264)
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước.
Tuesday, June 25, 2024(View: 2178)
Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tập, giúp hành giả thoát khỏi một số ràng buộc
Monday, June 24, 2024(View: 2263)
Vậy thì có gì là lạ về hiện tượng khóc tập thể! Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu người dân trong các nước cộng sản cùng vỗ tay, cùng hoan hô, cùng đả đảo thì nay nếu có hàng triệu cùng khóc có điều chi khác biệt?
Sunday, June 23, 2024(View: 2181)
Không biết con số chính xác Sách Báo của Văn Hóa Miền Nam bị hủy diệt bao nhiêu, và sau này lại thấy những bộ Tự Điển quý giá
Friday, June 14, 2024(View: 1958)
Tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử..
Sunday, June 9, 2024(View: 1826)
Đọc cả bài viết này, có lẽ người đọc chỉ cần đọc đoạn kết trên là đầy đủ ý nghĩa.
Saturday, June 8, 2024(View: 4356)
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Friday, June 7, 2024(View: 2433)
“Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Sunday, May 19, 2024(View: 2725)
Nhìn lại hơn 50 năm miền Bắc dưới chế độ cộng sản, người viết chỉ có thể thở dài và nghĩ mình còn may mắn – May mắn vì đã không phải sống dưới chế độ bạo tàn đó.
Sunday, May 19, 2024(View: 4632)
Lần đổi tiền này gây ra hậu quả kinh tế tai hại với nạn lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục tăng cao trong 3 năm sau đó.
Saturday, May 11, 2024(View: 5630)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
Monday, April 29, 2024(View: 2757)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
Monday, April 22, 2024(View: 2733)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
Wednesday, April 10, 2024(View: 2506)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
Monday, April 1, 2024(View: 3360)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
Monday, March 18, 2024(View: 3327)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
Saturday, March 9, 2024(View: 2677)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
Saturday, March 9, 2024(View: 2233)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
Friday, March 1, 2024(View: 2417)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
Friday, March 1, 2024(View: 3243)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
Friday, March 1, 2024(View: 2227)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
Saturday, February 24, 2024(View: 5160)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
Friday, February 23, 2024(View: 2348)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
Friday, February 16, 2024(View: 6028)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
Friday, February 16, 2024(View: 6742)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
Monday, February 5, 2024(View: 2745)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
Sunday, January 28, 2024(View: 5230)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
Friday, January 26, 2024(View: 5624)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
Sunday, December 24, 2023(View: 3363)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
Saturday, December 23, 2023(View: 3249)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
Friday, December 1, 2023(View: 6382)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
Friday, December 1, 2023(View: 3372)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
Wednesday, November 22, 2023(View: 3550)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Saturday, November 4, 2023(View: 3806)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Friday, November 3, 2023(View: 4049)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Saturday, September 23, 2023(View: 7733)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
Monday, September 11, 2023(View: 4149)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Thursday, August 24, 2023(View: 5736)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
Saturday, August 5, 2023(View: 8724)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
Saturday, August 5, 2023(View: 3934)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Wednesday, June 28, 2023(View: 11864)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
Saturday, April 22, 2023(View: 4776)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
Saturday, April 8, 2023(View: 4862)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
Friday, March 31, 2023(View: 4554)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
Thursday, March 30, 2023(View: 3637)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
Tuesday, March 21, 2023(View: 4486)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
Sunday, March 19, 2023(View: 3979)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
Monday, March 13, 2023(View: 8950)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
Monday, March 13, 2023(View: 4315)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Friday, March 3, 2023(View: 4564)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
Wednesday, March 1, 2023(View: 4033)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
Monday, February 20, 2023(View: 9874)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
Tuesday, February 14, 2023(View: 5124)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
Friday, February 10, 2023(View: 5390)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
Tuesday, January 31, 2023(View: 5725)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
Saturday, December 31, 2022(View: 10593)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
Tuesday, December 13, 2022(View: 4866)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
Friday, December 2, 2022(View: 11174)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
Sunday, November 20, 2022(View: 4993)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
Tuesday, November 8, 2022(View: 5005)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
Thursday, September 22, 2022(View: 5513)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
Wednesday, August 17, 2022(View: 5304)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
Tuesday, July 26, 2022(View: 11561)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
Tuesday, July 12, 2022(View: 5789)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
Monday, June 13, 2022(View: 10407)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
Friday, April 22, 2022(View: 5415)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
Thursday, November 4, 2021(View: 13022)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Tuesday, October 26, 2021(View: 12584)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Saturday, September 4, 2021(View: 14487)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
Saturday, September 4, 2021(View: 6395)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
Sunday, August 22, 2021(View: 5970)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
Monday, June 7, 2021(View: 7230)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
Monday, May 17, 2021(View: 5992)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
Saturday, March 13, 2021(View: 9813)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
Friday, February 12, 2021(View: 7729)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á