Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 2837)
Phan Phú Hiệp - NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

 


Ở Biên Hòa quê tôi vào trung tuần tháng 1, nếu bạn đi trên đường phố và bất chợt nhìn thấy những tờ báo Xuân được in ấn rất đẹp, trưng bày đầy ắp trên các sạp báo, là tín hiệu cho bạn biết thêm một cái Tết nữa đang đến gần. 

Thật vậy, chính những tờ báo Xuân có màu sắc tươi đẹp, rực rỡ trên các sạp báo đã mang đến không khí vui tươi rộn ràng cho mọi người đang chuẩn bị đón Tết.


Hinh1

Ngày xưa, Ba tôi có thói quen thích đọc sách báo đủ mọi thể loại. Đặc biệt là trong những ngày cận Tết, Ba tôi mua rất nhiều báo Xuân và ông cũng nhận được không ít những tờ báo Xuân từ những người thân quen gửi tặng, xem đó là món quà Tết trang nhã, lịch sự và rất thịnh hành lúc bấy giờ.

Trên bàn Salon phòng khách nhà tôi , bên cạnh bình hoa mai vàng rực, khay mứt Tết là những tờ báo Xuân màu sắc tươi đẹp được Ba tôi bày biện ngăn nắp, như là cách trang trí để phòng khách thêm phần trang nhã, lịch sự trong dịp Tết .Ba tôi nói ngày Tết ngoài việc chưng bình hoa, bày mâm ngũ quả, bánh mứt trên bàn thờ, thì phải có thêm báo Xuân nữa thì không khí Tết được thêm đậm đà hương vị, để mang lại năng lượng tích cực và may mắn cho gia đình trong năm mới.

Đối với Ba tôi, đọc báo Xuân là món ăn tinh thần không thể thiếu, như là nhâm nhi ly trà, bánh mứt trong những ngày Tết. Có lẽ do ảnh hưởng của ông, nên tôi rất thích đọc báo Xuân vì đây là số báo đẹp nhất, hay nhất trong năm, mà những người thực hiện đã chắt lọc những nội dung tinh túy nhất,vui lạ nhất, độc đáo nhất để đưa vào cho độc giả thưởng thức.

 Nội dung các báo Xuân đều có những chuyên muc giống nhau như Sớ Táo Quân, trình bày những sự kiện nổi bật trong năm, với thể loại văn vần hài hước và tinh tế. Những bài tổng kết về thời sự và dự báo thời cuộc trong năm mới. Các bài phiếm luận và sưu tầm về con vật cầm tinh trong năm. Có những bài biên khảo về tục lệ ngày Tết của VN và của các nước trên thế giới. Các bài ký sư, phóng sự ngày Tết thường được viết với giọng văn vui tươi, sinh động. Có những truyện ngắn hấp dẫn, có kết cuộc vui và nhiều chuyên mục đặc sắc khác.

Đối với tuổi nhỏ anh em nhà tôi thời ấy, Ba tôi mua cho chúng tôi nhiều báo Xuân như: Tuần báo Thiếu Nhi, Thằng Bờm, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc... với trang bìa màu sắc rực rỡ bắt mắt của họa sĩ tài hoa ViVi. Trong bộ sưu tập báo Xuân giành cho tuổi học trò ấy, còn có giai phẩm Xuân của trường Trung Học Ngô Quyền (NQ) những năm 71-74 mà tôi đã mua, gìn giữ và rất trân quí, đơn giản là đọc để nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đó lãng đãng trong những áng văn chương học trò, và cũng để lưu giữ lại những kỷ niệm ngọt ngào về ngôi trường thân yêu …

Hinh2

Nhớ lại lúc còn đi học tại trường những năm 70-75 , những giờ học vui nhất của chúng tôi là sau khi thi xong đệ 1 lục cá nguyệt vào giữa tháng 1 .Lúc ấy tiết trời dịu mát, muôn hoa đua nở, cũng là lúc không khí Tết đã lan tỏa khắp nơi. Các giờ học trong lớp vào những ngày gần Tết cũng nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Thời ấy, mỗi độ Xuân về, các trường trung học tại Miền Nam có một truyền thống rất hay là thi đua làm một giai phẩm Xuân của trường thật hay, thật đẹp, để trước tiên là bán cho học sinh trong trường làm kỷ niệm, và sau đó là đi chào bán, giới thiệu báo Xuân của mình đến các trường bạn trong khu vực lân cận hoặc đi xa hơn đến các trường của tỉnh khác .Khoảng độ 2 -3 tuần trước khi nghỉ Tết, những giờ học trong lớp thật vui và hào hứng khi Thầy Cô cho phép các đoàn đại diện trường bạn từ Sài Gòn, Thủ Đức, Bình Dương… đến bán báo Xuân . Mỗi đoàn có cách “tiếp thị” rất vui nhộn, duyên dáng để giới thiệu trường mình cùng những nội dung phong phú hấp dẫn trong báo Xuân. Trường NQ của tôi cũng có giai phẩm Xuân hàng năm và cũng có đội quân bán báo tỏa đi khắp nơi.

Qua các đoàn bán báo của các trường bạn, tôi được biết thêm về các trường trung học nổi tiếng thời ấy như Petrus Ký, Chu văn An, Huỳnh Khương Ninh, Quốc gia nghĩa tử, Trung học kiểu mẫu Thủ Đức, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trưng Vương… Đây là một sự giao lưu rất ý nghĩa để các trường có cơ hội hiểu biết và học hỏi lẫn nhau.

Thế hệ học trò chúng tôi được học hành dưới nền giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng của Miền Nam VN. Ngay từ những năm đầu ở bậc trung học, các học sinh được Thầy Cô truyền bá kiến thức về văn học qua các môn Kim Văn , Cổ Văn , Văn Học Sử … Lớn lên ở bậc trung học đệ nhị cấp, học sinh được học thêm về triết học Đông- Tây, Duy Thức, Tâm Lý Học… từ đó hạt giống văn chương và tự tưởng tự do, phóng khoáng đã được gieo mầm cho học sinh từ rất sớm. Do vậy, sáng tác văn chương luôn là điều thích thú và đầy hấp dẫn đối với giới trẻ. Cứ mỗi khi Tết đến là niềm đam mê lại dạt dào, học sinh lại đua nhau làm bích báo cho lớp và đóng góp bài vở cho báo trường. Thời ấy, báo Xuân học trò đã trở thành một sinh hoạt học đường không thể thiếu trong mỗi trường trung học.

Nhiều giai phẩm Xuân của trường NQ và các trường khác có nội dung rất đặc sắc, tuy là văn chương học trò nhưng lại rất chuyên nghiệp không kém gì báo của người lớn. Gần đây tôi có đọc giai phẩm Xuân của trường NQ năm Ất Tỵ (1965) với nội dung rất phong phú và hấp dẫn. Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục năng khiếu văn chương tuyệt vời của các bậc đàn anh, đàn chị của chúng tôi ngày xưa cách đây gần 60 năm.

Hinh3

Vào những ngày Xuân, tôi nghĩ niềm vui tinh thần trọn vẹn nhất là mọi người được đoàn viên sum vầy trong mái ấm gia đình, có hoa Xuân , nhạc Xuân và báo Xuân.Thật vậy, khi tiết trời đã vào Xuân, không có gì thú vị bằng việc ngồi ở một góc tĩnh lặng trước hiên nhà, chầm chậm giở đọc từng trang báo Xuân, vừa nhâm nhi từng ngụm trà, cắn chút hạt dưa, vừa lắng nghe những bài nhạc Xuân bất hủ vượt thời gian, để rồi thả hồn bay bỗng, hoài niệm về những kỷ niệm ngọt ngào của những mùa Xuân xưa.

Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa, mà vẫn còn lưu truyền đến ngày nay cho thế hệ hậu sinh được  thụ hưởng niềm vui tinh thần nhẹ nhàng và ý nghĩa trong mùa Xuân.

 

(Ảnh Sưu Tầm)

 

Hiep Phan_ SJ 2/2024

12 Tháng Tư 2024(Xem: 605)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 443)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 504)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 711)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1201)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 856)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 799)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 768)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1533)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1137)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1243)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1197)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1078)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1106)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1385)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1144)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1240)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 843)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1065)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1139)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.